Cây khổ qua (mướp đắng) là loại cây có thể trồng được quanh năm hiện nay, cách trồng cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, trong lúc trồng bạn vẫn có thể gặp phải một số tình trạng cây bị bệnh. Dưới đây, Vietgro sẽ giới thiệu về trường các bệnh thường gặp trên cây khổ qua (mướp đắng) và cách phòng trị để các bạn tham khảo, phòng tránh nhé.
Để có một dàn khổ qua (mướp đắng) trong vườn ra nhiều quả cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc tốt. Các bạn có thể áp dụng kinh nghiệm phòng trừ các bệnh thường gặp trên cây khổ qua (mướp đắng) từ Vietgro nhé!
Nội Dung
Khắc phục bệnh xoăn lá rụt ngọn
Triệu chứng gây hại: Cây khổ qua lên được 1m thì ngọn xoăn lại, lá xoăn, cây chậm phát triển, ngoài ra bình thường.
Tác nhân:
- Cây khổ qua có biểu hiện bị bệnh do vi rút gây hại hoặc côn trùng chích hút cũng làm quăn lá, rụt ngọn, lá vàng cây không phát triển được.
- Bệnh thường gặp trên cây khổ qua này có thể lây truyền qua hạt giống, cây giống, qua con đường côn trùng chích hút truyền từ cây có bệnh sang cây khỏe.
Biện pháp khắc phục:
- Do bệnh vi rút đã có sẵn từ cây giống thì không có thuốc đặc trị virus mà chỉ có nhổ bỏ tiêu hủy.
- Do côn trùng chích hút làm lây lan bệnh, thì bạn nên:
- Nếu phát hiện thấy thì phòng trừ bằng một trong các thuốc có hoạt chất sau: dinotefuran hoặc nitenpyram hoặc etofenprox hoặc clothianidin hoặc pymetrozine hoặc buprofezin.
- Kết hợp với chất bám dính, trợ lực, giúp tăng hiệu quả của thuốc.
- Nếu mật độ thấp thì dùng các thuốc sinh học nấm metarhizium hoặc beauveria để trừ chúng. Sử dụng theo hướng dẫn của từng thuốc.
Cần bón thêm phân chuồng hoai mục, lân và kali giúp cây có sức đề kháng với bệnh thường gặp trên cây khổ qua này.
Tình trạng bị thối trái
Triệu chứng gây hại: Biểu hiện của dạng bệnh thường gặp trên cây khổ qua này xảy ra khi cây đang ra hoa thì bị thối đuôi trái.
Tác nhân: Trước tiên cần chăm sóc bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật, sau đó kiểm tra xem mướp đắng có bị giòi đục quả không thì phòng trị ngay.
Còn nếu bị thối do nấm gây hại thì cần khắc phục ngay từ lúc mới chớm bệnh, cụ thể như sau:
- Thu gom quả bệnh nặng tiêu hủy.
- Phòng trừ sớm khi bệnh mới xuất hiện (5-7% bị bệnh) khi đã bị nặng rồi mới xử lý thuốc thì không có tác dụng.
Để phòng và trừ bệnh hiệu quả cần chú ý các biện pháp sau:
- Vệ sinh vườn thông thoáng.
- Bón phân cân đối hợp lí, nếu vườn hay bị bệnh không bón phân đạm vào thời kỳ quả lớn.
- Tưới đủ nước, không để bị hạn vào giai đoạn quả phát triển.
- Sử dụng thuốc hoá học phòng trừ bệnh: METIRAM COMPLEX (hoặc DIFENOCONAZOLE, AZOXYSTROBIN, PROPICONAZOLE, TEBUCONAZOLE) là thuốc phun trừ bệnh hiệu quả.
Sâu hại tấn công cây khổ qua (mướp đắng)
Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae)
Ruồi có hình dạng và kích thước rất giống ruồi đục trái cây, nhưng chỉ gây hại trên các cây họ Bầu Bí. Ấu trùng là dòi có màu trắng ngà, đục thành đường hầm ngoằn ngèo bên trong trái làm trái thối vàng, rụng sớm.
Nên thu gom tiêu diệt trái rụng xuống đất, cày phơi đất sau vụ hoặc cho nước ngập ruộng vài ngày để diệt nhộng. Phun ngừa ruồi bằng các thuốc Sherpa, Karate, Cyper-alpha, Cyperan. Nếu ruồi ở mật độ cao có thể dùng dấm pha với một ít đường và trộn với thuốc trừ sâu, xong đặt rải rác, 6 -10 m một bẩy. Cũng có thể dùng giấy báo, bao nilong để bao trái sau khi trái đậu 2 ngày.
Rầy lửa, bọ trĩ, bù lạch (Thrips Sp.)
Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại.
Bù lạch phát triển mạnh vào thời kỳ khô hạn, thiệt hại do bọ trĩ, bọ dưa có liên quan đến bệnh siêu trùng. Nên kiểm tra ruộng thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng bù lạch.
Bù lạch có tính kháng thuốc rất cao, nên định kỳ 7-10 ngày/lần phun dầu khoáng DC-Tron plus (Caltex) sẽ giảm đáng kể sự tấn công của bù lạch; khi thấy mật số vài ba con trên một đọt non cần phun một trong các loại như Confidor 100SL, Admire 50EC, Danitol 10EC, Vertimec…0.5-1%o, cần thay đổi thuốc thường xuyên
Rệp dưa, rầy nhớt (Aphis spp.)
Còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1-2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị vàng. Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng. Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm.. nên chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất. Phun các loại thuốc phổ biến như trừ bọ rầy dưa hoặc Trebon.
Sâu ăn lá (Diaphania indica)
Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh, hoạt động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non. Trứng rất nhỏ, màu trắng, nở trong vòng 4-5 ngày. Sâu nhỏ, dài độ 8-10mm, màu xanh lục có sọc trắng đặc sắc ở giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong ăn lá hoặc cạp vỏ trái non. Sâu đủ lớn, độ 2 tuần làm nhộng trong lá khô.
Phun thuốc ngừa bằng các loại thuốc phổ biến trên đọt non và trái non khi có sâu xuất hiện rộ như thuốc trừ rệp dưa, bọ rầy dưa.
Đến đây, chắc rằng bạn đã có thông tin nhất định về các loại bệnh thường gặp trên cây khổ qua. Rõ ràng việc phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời có vai trò hết sức quan trọng giúp đảm bảo năng suất và chất lượng quả khi thu hoạch.
Một lần nữa xin cảm ơn và chúc bạn vui với những chia sẻ của Vietgro về các bệnh thường gặp trên cây khổ qua (mướp đắng) và cách phòng trị.