Để cây quýt đạt năng suất cao và hiệu quả tốt không chỉ cần giống tốt, mà bạn còn phải chăm sóc và bón phân đúng cách cho cây. Vậy kỹ thuật bón phân dơi cho cây quýt sau đây sẽ là một hướng dẫn hợp lý để cây quýt của bạn phát triển và sai trái nhiều hơn.
Đầu tiên chúng ta cần phải biết và hiểu rõ hơn về cây quýt để bón phân đúng cách.
Nội Dung
Nguồn gốc của cây quýt
Cây Quýt (Citrus Reticulata Blanco.) thuộc chi họ Cam Quýt (Citrus), họ Rutaceae, có nguồn từ Trung Quốc, Ấn Độ. Ở Việt Nam, quýt được trồng khắp nơi với nhiều giống và chủng loại khác nhau.
Cây thân gỗ nhỏ có dáng chắc và đều, thân và cành có ít gai. Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình ngọn giáo hẹp có khớp, trên cuống lá có viền mép. Hoa nhỏ, màu trắng, ở nách lá. Quả hình cầu hơi dẹt, màu vàng da cam hoặc ửng đỏ, vỏ mỏng, láng hay hơi sần sùi, múi không dính nên dễ bóc, cơm dịu, thơm. Đơm hoa tháng 3-4, quả tháng 10-12.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây quýt
Nitơ (đạm): là nguyên tố có ảnh hưởng lớn nhất trong sản xuất cây có múi, cây có múi cần nhiều nitơ hơn so với chất dinh dưỡng khác. Nitơ là một thành phần của chất diệp lục, kết hợp với chức năng quan trọng trong cây như tăng trưởng, phát triển bộ lá, hình thành hoa, đậu, phát triển và chất lượng quả.
Đủ Nitơ cây sinh trưởng khỏe, sung sức, trái nhiều, phát triển cân đối.
- Thiếu nitơ làm mất màu xanh của lá cây, lá cây tái nhợt, nhỏ. Lá già rụng vào đầu mùa, rìa lá mỏng, cành cây bị chết. Cây tăng trưởng chậm, phát triển nhiều cành tược, tỷ lệ đậu quả thấp, quả nhỏ, giảm năng suất đáng kể.
- Khi thiếu nitơ nhẹ lá màu xanh vàng nhạt, nặng cành non chết khô, chồi ngắn, rụng quả non. Sự thiếu hụt nitơ tồi tệ hơn khi lượng phốt pho thấp.
- Thừa nitơ làm giảm chất lượng quả và rút ngắn thời gian cất trữ. Quả lớn nhanh và phồng, tăng thời gian quả xanh, quả chín chậm. Vỏ quả dày lên và thô, tép khô, tăng thời gian chuyển màu của dịch quả. Dư thừa nitơ thúc đẩy sự tươi tốt của cây nhưng dễ mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh.
Phốt pho (lân): thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cây như quang hợp, hoạt động enzym, trong sự hình thành và vận chuyển đường. Quan trọng nhất là phát triển bộ rễ, hình thành hoa và phát triển và tăng chất lượng quả.
- Thiếu phốt pho: ít có các triệu chứng thiếu hụt được nhìn thấy trên lá, sự tăng trưởng, năng suất, chỉ khi thiếu hụt quá mức thì lá có màu xanh sạm và cây dễ bị đổ.
- Phốt pho thấp ảnh hưởng đến chất lượng quả, gây biến dạng quả và lõi rỗng và thô, vỏ dày. Quả mềm và khô nước, chua. Tuy nhiên, không ảnh hưởng đến tổng chất rắn hòa tan của dịch quả.
- Trong trường hợp sử dụng quá nhiều phân đạm thì hậu quả của việc thiếu hụt phốt pho lên chất lượng quả sẽ tồi tệ hơn. Do đó, việc cung cấp cân đối nitơ và phốt pho sẽ cho năng suất và chất lượng quả tốt.
- Thừa phốt pho: Quá nhiều phốt pho không gây ra bất kỳ tổn thất nào về năng suất, chất lượng trái cây, nhưng có thể có tác động làm thiếu kẽm trong cây và giảm hiệu quả sản xuất.
Kali(K): có vai trò quan trọng trong sự hình thành và hoạt động của protein, chất béo, carbohydrate và chất diệp lục, duy trì sự cân bằng muối và nước trong tế bào. Giúp tăng chất lượng và khả năng đậu quả, hạn chế chồi non lúc ra hoa, khả năng hút nước và hô hấp của cây.
- Thiếu Kali: thể hiện khác nhau trong cây có múi, thường không dễ dàng để nhận ra, có thể bị nhầm lẫn với các nguyên nhân khác. Thiếu kali làm cây tăng trưởng chậm và chịu hạn kém, lá nhỏ chuyển màu vàng hoặc đồng sau đó bị rụng. Cành cây suy yếu, và giảm tỷ lệ nở hoa. Lá vàng không đều, loang lổ, sự biến vàng bắt đầu từ gần nửa đỉnh của lá, sau đó trở nên sạm. Quả nhỏ và chua, da mỏng và mịn, xu hướng chuyển màu sớm, và chia tách một cách dễ dàng. Thiếu Kali ít không ảnh hưởng đến năng suất, mặc dù quả có thể nhỏ hơn.
- Thiếu kali nghiêm trọng làm giảm năng suất do tăng tỷ lệ rụng hoa quả. Dư thừa kali không ảnh hưởng đến chất lượng quả.
- Tuy nhiên, quá nhiều kali có thể làm tăng sự thiếu hụt magiê. Kali trao đổi có sẵn ở trong đất. Đất cát có ít kali hơn so với đất thịt. Kali có nhiều nhất ở gần bề mặt đất. Khi hạn hán có thể làm giảm hấp thu kali từ đất bề mặt khô, dẫn đến thiếu hụt tạm thời.
Quá trình sinh trưởng của cây quýt
Thời kỳ kiến thiết cơ bản: là giai đoạn từ sau khi trồng đến lúc cây ra hoa và đậu trái. Đặc điểm của cây trong giai đoạn này chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng. Cây phát triển thân cành liên tục nhiều đợt trong năm, cành sinh trưởng mạnh, bộ rễ phát triển rất mạnh. Đây là giai đoạn căn bản để hình thành tán cây là cơ sở để cây cho năng suất cao về sau.
Cách tạo tán như sau: Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-60 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển. Khi cây trồng được 2, 3 tháng tuổi, chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Với 3 cành chính, cắm cọc theo 3 hướng để kéo tàn cho đều nhánh. Kéo nhánh nhằm tạo điều kiện để cây phát triển rộng tán, cây nhận ánh sáng đầy đủ sẽ tạo năng suất mới cao. Năm thứ nhất cây cần nhiều lân để phát triển bộ rễ nên chọn loại phân dơi Bat Guano có tỷ lệ lân cao. Vườn cây bón đủ lân thì lá cây mới to, dày, hiệu suất quang hợp tốt, cây sinh trưởng và phát triển mạnh, phân cành đều. Ngoài ra, còn lưu ý đến hiện tượng ra trái sớm, những cây ra trái sớm cần tiến hành lặt bỏ hoa trái để ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Thời kỳ kinh doanh: là thời kỳ từ khi cây bắt đầu cho trái đến khi cây cho trái toàn cây. Thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn chiếm ưu thế, bộ rễ phát triển mạnh, do nhu cầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tán cây và nuôi trái, rễ phát triển ra khỏi mô trồng và đi xuống tầng đất dẻ chặt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rễ. Do đó, cần áp dụng những biện pháp giúp hệ thống rễ phát triển tốt như bón vôi, điều chỉnh độ pH thích hợp (pH thích hợp cho cây có múi khoảng 5,5-6,5), tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng. Loại bỏ những cành không cần thiết như cành vượt làm tiêu hao dinh dưỡng của cây, tạo thông thoáng cho cây nhận ánh sáng đầy đủ
Lưu ý: Do đặc điểm của cây có múi nói chung và cây quýt nói riêng là sản phẩm chứa một hàm lượng kali rất cao nên cần chú ý trong việc bón phân để bù đắp lại lượng mất đi này.
Thời kỳ khai thác: từ khi cây ra trái toàn cây đến lúc cho năng suất cao nhất. Đây là thời kỳ quan trọng nhất, có ý nghĩa kinh tế nhất, thời kỳ này càng dài hiệu quả kinh tế vườn càng cao. Thời kỳ này là cây ở giai đoạn thuần thục, tán cây đã ổn định, sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành nhỏ, ngắn, ít lá chủ yếu là cành mang trái.
Giai đoạn này cần tiến hành tỉa cành hàng năm, không cho cây giao tán, loại bỏ những cành vô hiệu, giúp cành phân bố hợp lý, nhận đầy đủ ánh sáng. Để trái vừa đủ giúp cây phát triển tốt và dinh dưỡng còn dự trữ để cây đủ sức phân hóa mầm hoa năm sau. Bón phân N-P-K đầy đủ nuôi trái. Bổ sung phân hữu cơ cải tạo đất giúp rễ cây phát triển tốt. Cây cam cần rất nhiều phân hữu cơ, ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây phân hữu cơ còn có tác dụng rất tốt trong việc cải tạo đất, làm đất tơi xốp. Khi sử dụng phân hữu cơ phải dùng loại phân đã ủ hoai mục.
Thời kỳ già cỗi: là giai đoạn khi sinh trưởng và năng suất cây giảm đến lúc không còn hiệu quả. Thời kỳ này, cây sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành lá phát triển ít, nhỏ, tán lá thưa, cây ra hoa trái ít, trái nhỏ, rụng nhiều, năng suất thấp. Giai đoạn này cần bón nhiều nhất là phân đạm giúp thúc đẩy sinh trưởng của cây. Xới xáo giúp rễ tơ phát triển.
Tùy theo điều kiện đất đai ở từng nơi, điều kiện thời tiết, từng thời kỳ phát triển của cây cam mà có công thức bón phân thích hợp một cách khoa học và hợp lý. Trong quá trình chăm sóc cho cây cam cần thường xuyên theo dõi để phát hiện những biến đổi của cây, mà đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng và biện pháp kỹ thuật. Có như vậy mới đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, ổn định và lâu già cỗi.
Kỹ thuật nhân giống cây quýt
Có 2 phương pháp cần phải áp dụng:
Chiết cành: Chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định, không có triệu chứng bệnh greening hoặc phytophthora sp (quan sát bằng mắt). Chọn cành bánh tẻ (không già, không non), sinh trưởng tốt, vị trí ở ngoài trảng.
Ghép mắt:
- Gieo gốc ghép: khoảng 10-12 tháng có đường kính 1 cm là tiến hành ghép được. Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu bệnh (hạt giống làm gốc ghép có thể là cam mật, cam 3 lá, volkameriana, citrange carrizo, quýt Cleopatra,…).
- Chọn nhánh ghép: Chọn cây mẹ tốt, tương đối sạch bệnh, chọn nhánh mọc ngoài trảng, sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa nhỏ hơn miệng ghép, chú ý không để mắt ghép bị dơ, dập bể.
Hiện nay, cam quýt thường được nhân giống bằng 2 phương pháp trên. Tuy nhiên một so bệnh như: Tristeza,greening, virus đều lây lan qua mắt ghép, cành chiết. Vì vậy, để cây giống được sạch bệnh và khỏe mạnh chúng ta cần phải sản xuất cây giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng (shoot tip-grafting):
Vi ghép là một kỷ thuật đòi hỏi sự chính xác, trong đó mắt ghép và gốc ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực hiện trong điều kiện vô trùng. Các cây con sau khi vi ghép hoàn toàn sạch bệnh.
Ban có thể tìm kiểu bài viết Quy trình công nghệ sản xuất cây giống cây có múi sạch bệnh để hiểu rõ hơn về quy trình vi ghép đỉnh sinh trưởng. (https://www.phandoiso1.com/tin-tuc/quy-trinh-cong-nghe-san-xuat-cay-giong-cay-co-mui-sach-benh.html)
Kỹ thuật bón phân dơi cho cây quýt
Cây quýt cần rất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là thời kỳ cây ra đọt non, ra hoa kết trái. Muốn cây cho trái năng suất cao, phẩm chất ngon thì phải cung cấp đầy đủ và hợp lý dinh dưỡng cho cây, tuỳ theo đất tốt hay xấu, giống và tình trạng sinh trưởng của cây mà quyết định bón phân sao cho thích hợp, cân đối. Cần cung cấp đầy đủ phân đạm, lân, kali, bổ sung thêm phân dơi và vi lượng cây để sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.
Thời kỳ cây còn nhỏ, lượng phân dơi bón cho mỗi gốc trong một năm có thể như sau:
- Năm thứ nhất và thứ hai: Khoảng 0.2- 0.4kg urea; 0.5 – 1kg lân; 0.2 – 0.3kg kali (tương đương 10 – 15kg Phân Dơi Bat Guano). Chia làm 3-5 lần bón trong năm, bằng cách pha vào nước để tưới cho từng gốc
- Năm thứ ba và thứ tư: Khoảng 0.5 – 0.8kg urea; 1.5 – 2.0kg lân và 0.5 – 0.8kg kali/cây/năm (tương đương 15 – 17kg Phân Dơi Bat Guano). Hoà nước tưới hoặc rải xung quanh gốc rồi tưới cho phân tan và ngấm dần xuống đất.
Thời kỳ cho trái: Từ năm thứ năm trở đi là thời kỳ khai thác, cần gia tăng phân kali để cho trái ngọt và chắc. Tuỳ theo độ màu mỡ của đất, độ lớn của cây và sản lượng trái mà lượng phân có thể gia giảm như sau: Khoảng 0.2 – 0.5kg urea; 4 – 5kg lân; 1.5 – 2.5kg kali/cây/năm (tương đương 15 – 20kg Phân Dơi Bat Guano) và được chia làm 3 lần bón như sau:
- Sau khi thu hoạch: bón toàn bộ lân, 1/3 urea và 1/3 kali (tương đương 8 – 10kg Phân Dơi Bat Guano)
- Trước khi ra hoa từ 4-6 tuần: bón 1/3 urea và 1/3 kali (tương đương 5 – 7kg Phân Dơi Bat Guano)
- Giai đoạn nuôi trái: bón 1/3 urea và 1/3 kali (tương đương 5 – 7kg Phân Dơi Bat Guano). Ở những vùng đất cao nên dùng phân sulfat kali
Cũng có thể áp dụng cách bón như ở vùng đất thấp. Khi cây lớn đã giao tán thì không cần đào rãnh, có thể dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh tán cây, rải phân, lấp đất, tưới nước cho phân tan, ngấm dần xuống đất.
Nếu đất bị chua nhiều thì cây dễ bị thiếu vi lượng, cần chú trọng nâng cao độ pH cho đất bằng cách mỗi năm bón khoảng 2-5kg vôi bột/ gốc cùng với phân dơi. Có thể sử dụng phân dơi Bat Guano để bón cho cây để cung cấp thêm vi lượng thiết yếu cho quýt.
Phân bón lá được bón 4-5 lần/vụ vào giai đoạn sau khi đậu trái và giai đoạn trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Một số lưu ý khác
Tưới và tiêu nước
Nếu trồng một vài cây trong vườn để lấy trái ăn trong gia đình ít ai quan tâm đến việc tưới nước, nhưng nếu đã trồng nhiều, trồng tập trung chuyên canh mang tính chất kinh doanh thì việc tưới nước cho cây quýt phải được đặt ra trong kế hoạch sản xuất.
Mùa mưa, chỉ cần tưới trong những đợt hạn kéo dài, mùa khô tuỳ theo loại đất cao hay thấp, giữ hay không giữ được nước… mà có thể tưới khoảng hai, ba ngày một lần để thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây.
Ở vùng đất thấp thường bị ngập úng hàng năm, cần xây dựng hệ thống bờ bao xung quanh vườn vững chắc để có thể kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.
Tỉa cành tạo tán
Kết hợp với việc bón phân dơi làm gốc sau khi thu hoạch, cần cắt tỉa bỏ bớt các cành già bên trong tán không có khả năng cho trái, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành mọc từ gốc ghép (khi cây còn nhỏ), cành đã mang trái ( thường rất ngắn, khoảng 10-15cm) để tập trung dinh dưỡng cho cây.
Tạo tán cho cây tăng diện tích lá hữu hiệu, tăng khả năng quang hợp của bộ lá, duy trì sức sống tốt cho cây, bảo đảm sự cân bằng giữa sinh trưởng và ra hoa kết trái và tạo cho vườn cây luôn được thông thoáng, khô ráo, hạn chế bớt tác hại của sâu bệnh, nhất là một số bệnh có liên quan chặt chẽ đến điều kiện ẩm ướt như bệnh thối gốc chảy mủ, bệnh đốm đồng tiền…
Tạo tán là việc làm cần thiết nhằm tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc, từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp.
Xử lý ra hoa
Dùng biện pháp xiết nước để kích thích ra hoa. Khi mùa mưa dứt (từ tháng 12 đến tháng 2 – 3 dương lịch), làm cỏ rút nước ra khỏi mương, ngưng tưới nước khoảng 3 tuần. Khi cây có triệu chứng héo lá thì tưới đẫm nước trở lại 3 ngày liên tục, sau đó tiến hành bón phân dơi Bat Guano và bồi liếp bằng bùn hốt mương. Khi lớp bùn khô nứt tiếp tục tưới nước trở lại. Khoảng 5-10 ngày sau khi tưới nước cây sẽ ra đọt non và nụ hoa.
Việc xiết nước lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ của cây, vì thế thời gian xiết nước không nên kéo dài quá 3 tuần lễ.
Đối với những vùng đất thấp không chủ động được nước. Sau khi thu hoạch tiến hành vệ sinh vườn tược, sau đó bón phân dơi Bat Guano với liều lượng cao gấp đôi bình thường. Phía trên bồi thêm một lớp bùn mỏng khoảng 2 – 3cm. Đồng thời việc bón phân thì phun KNO3 nồng độ 0,1%. Sau khi xử lý 20 – 30 ngày cây bắt đầu nảy tược và ra hoa. Lưu ý bón phân xử lý vào thời gian khô ráo không có mưa, nếu gặp mưa liên tục thì cách làm này sẽ không có hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết Kỹ thuật bón phân dơi cho cây quýt, Phân Dơi Số 1 sẽ giúp các nhà vườn trồng quýt ngày càng sai trái, mang lại niềm vui đến cho tất cả người trồng lẫn người mua.
Đặt mua Phân Dơi Nhập Khẩu BAT GUANO qua các Shopee, Tiki, Lazada, Sendo:
- Facebook: www.fb.com/PhanDoiSo1
- Sendo: http://bit.ly/vgsendo
- Shopee: http://bit.ly/vgshopee
- Lazada: http://bit.ly/vglazada